Tất cả chúng ta đều nhận ra lợi ích của việc sàng lọc giúp loại bỏ những yếu tố gây sao nhãng cơ hội. Nhưng vì sao rất nhiều tư vấn viên vẫn làm việc mà không hề cần sàng lọc và tiếp tục lãng phí thay vì đầu tư vào thời gian? Rất nhiều tư vấn viên thấy mình rơi vào tình huống này. Hoặc do họ không hề tập trung vào thị trường ngách, hoặc do họ tập trung vào một (hoặc nhiều) thị trường ngách, nhưng sự năng động của thị trường không phát huy hiệu quả với họ như mong muốn. Hãy tìm hiểu sâu hơn và xem xét năm vấn đề nổi cộm khiến mọi người không tối ưu hóa được thị trường ngách.
- Đó là việc quan trọng nhưng không khẩn cấp. Nhiều tư vấn viên muốn tập trung vào một thị trường ngách, nhưng quá trình này cuối cùng vẫn nằm ở cuối danh sách những việc cần làm của họ mỗi ngày. Với rất nhiều việc khẩn cấp cần làm ngay, rất dễ bị những việc này cuốn vào. Và thường chúng ta nhận thấy không thể goi đồ ăn trưa mà không bị quấy rầy, chứ đừng nói đến việc xác định muốn chuyên môn hóa như thế nào. Chúng ta bị mắc kẹt trong tâm thế phản ứng, để mặc sự nghiệp xô đẩy chúng ta thay vì chủ động khiến nó diễn ra. Dù việc trì hoãn và nói rằng chúng ta sẽ nghĩ đến bức tranh toàn cảnh khi có thời gian là điều tự nhiên, chúng ta cần nhớ rằng tương lai của chúng ta được tạo ra bởi những gì chúng ta làm (hoặc không làm) ngày hôm nay. Những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp rốt cuộc là những việc có tác động lớn nhất đến tương lai của chúng ta.
- Họ e sợ sự quá cụ thể. Nhiều tư vấn viên không bao giờ bỏ hết công sức vào thị trường ngách vì họ có tâm lý sợ bị bỏ lỡ. Nếu chuyên môn hóa, họ sợ sẽ bị mất một loạt khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, họ không muốn bỏ rơi ai cả. Nhưng nếu họ có thể đổi cách nhìn sang thành dư thừa, họ sẽ nhận thấy có quá đủ khách hàng cho họ và thực tế họ sẽ kiếm được nhiều hơn khi chuyên môn hóa. Tập trung vào một thị trường ngách cụ thể không có nghĩa họ phải từ chối tất cả những người không hoàn toàn phù hợp. Điều đó chỉ có nghĩa họ cần nhắm trúng đích hơn khi marketing và kén chọn đối tượng làm khách hàng hơn.
- Thứ dẫn họ đến được đây sẽ không dẫn họ đến được kia. Nhiều tư vấn viên đạt được một cấp độ thành công nào đó và rồi mắc kẹt trong lối mòn. Dù họ vẫn thấy ổn khi chỉ tiếp tục làm những gì họ vẫn luôn làm, nhưng việc đó không giúp họ tiến lên cấp độ tiếp theo. Do đó, nếu bạn không bao giờ tập trung vào một thị trường ngách cụ thể hoặc dành cho thị trường đó một lượng thời gian đáng kể, thì doanh nghiệp của bạn trong tương lai sẽ như thế nào nếu bạn có bước chuyển lớn hoặc chuyển đổi nhẹ nhàng nhưng có tính then chốt? Trú ngụ trong vùng an toàn của mình có thể dễ chịu, nhưng làm việc an toàn như vậy chỉ dẫn đến phát triển từ từ thay vì phát triển đột biến.
- Có gì đó bị thiếu sót. Nhiều khi tư vấn viên làm đủ mọi việc, và cho dù bản thân họ làm rất tốt, nhưng họ vẫn cảm thấy thiếu sót thứ gì đó. Thường là do họ cảm thấy công việc thường nhật không kết nối với một thứ gì đó lớn lao hơn, như là mục đích cá nhân hay “lý do vì sao”, giá trị cốt lõi của bản thân hay tầm nhìn về một tương lai mà họ muốn tạo dựng. Nếu quả thực như vậy thì rất khó khai thác hết những gì bạn đang làm, dù cho thị trường ngách của bạn có cụ thể đến đâu.
- Họ vạch ra hành trình nhưng không xác định đích đến. Đã bao giờ bạn nhảy lên một chiếc thuyền cùng người thân và tất cả của cải của mình, rồi bắt đầu chèo thuyền mà không biết mình sẽ đi về đâu chưa? Có lẽ là chưa. Nhưng vấn đề là chúng ta luôn phạm phải điều đó trong kinh doanh. Là chiến binh không mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn lao ra ngoài kia và hành động. Nhưng đôi khi, tư vấn viên không tối ưu hóa được thị trường ngách vì họ nhầm lẫn giữa hành động và tiến lên. Nếu con thuyền đi sai hướng thì dù chúng ta gắng sức chèo đến đâu đều là vô ích. Nếu không dành thời gian để nhìn lại và làm rõ nơi chúng ta muốn đến thì chỉ gây lãng phí thời gian vào những gì tưởng như là năng suất vào thời điểm đó nhưng thực chất không đưa chúng ta đi đến đâu cả.